Vòng Tràng Sinh - Cách chọn năm sinh con hợp tuổi cha me
Nội dung chính [Hiện]
Trong phong thủy và tử vi, Vòng Tràng Sinh là một khái niệm quan trọng dùng để luận đoán sự thịnh suy của một cá nhân, sự phát triển hay suy vong của một sự việc theo chu trình sinh trưởng tự nhiên. Vòng Tràng Sinh gồm 12 giai đoạn, phản ánh quy luật sinh – lão – bệnh – tử của vạn vật, từ khi bắt đầu hình thành, phát triển, hưng thịnh đến lúc suy tàn. Không chỉ được ứng dụng trong luận đoán vận mệnh của một người, Vòng Tràng Sinh còn được nhiều người sử dụng như một phương pháp để chọn năm sinh con hợp tuổi cha mẹ, với mong muốn con cái có vận số tốt đẹp, gia đình hòa hợp và thịnh vượng.
Việc chọn năm sinh con theo Vòng Tràng Sinh dựa trên nguyên tắc chọn những năm mà giai đoạn Tràng Sinh của con rơi vào các cung tốt như Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng… và tránh các cung xấu như Tuyệt, Thai, Dưỡng. Quan niệm này xuất phát từ mong muốn đứa trẻ có một cuộc đời thuận lợi, công danh sự nghiệp hanh thông, sức khỏe dồi dào, đồng thời mang lại phúc khí cho gia đình. Tuy nhiên, phương pháp này có thực sự chính xác hay không? Liệu chỉ dựa vào Vòng Tràng Sinh có thể đảm bảo một cuộc sống tốt đẹp cho đứa trẻ và sự hòa hợp trong gia đình hay không?
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Vòng Tràng Sinh, cách tính toán và áp dụng trong việc chọn năm sinh con, cũng như đánh giá tính chính xác và thực tiễn của phương pháp này.
1. Vòng Tràng sinh sinh là gì?
Vòng Tràng sinh hay còn gọi là vòng Trường sinh, là quy luật sinh ra, trưởng thành và kết thúc của sinh mệnh. Nó cũng có khi được gọi là vòng Sinh – Vượng – Tử - Tuyệt của 10 thiên can. Chính là chu kỳ 12 năm chi phối sự suy thịnh của mỗi con người gồm: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai và Dưỡng. Việc sinh con đẻ cái vào từng giai đoạn thịnh suy khác nhau sẽ chi phối vận mệnh, sức khỏe, tuổi thọ và sự thông minh của gống nòi, đó là sinh đẻ đúng luật chứ không đơn giản là theo ý muốn.
2. Sinh con theo vòng Tràng sinh có đúng không?
Sinh con theo Vòng Tràng Sinh chính là lựa chọn thời điểm sinh đẻ phù hợp với quy luật vận hành tự nhiên của vạn vật. Theo quan niệm này, nếu đứa trẻ được sinh ra vào giai đoạn hưng thịnh của vòng đời – tức các cung tốt như Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng – thì không chỉ có sức khỏe tốt, trí tuệ minh mẫn, mà còn mang lại phúc khí, tài lộc cho gia đình. Ngược lại, nếu sinh vào giai đoạn suy yếu hoặc kết thúc vòng đời – như cung Tuyệt, Thai, Dưỡng – thì cuộc sống có thể gặp nhiều trắc trở, gia đình kém hòa hợp, khó bề phát triển.
Trong vũ trụ, mọi sự vật và hiện tượng đều tuân theo quy luật sinh trưởng và biến đổi không ngừng, từ khởi nguồn, phát triển đến lúc suy tàn rồi tiêu biến. Đời người cũng không nằm ngoài vòng tuần hoàn ấy: sinh ra, lớn lên, trưởng thành, già yếu và qua đời. Con người là một phần của tự nhiên, chịu ảnh hưởng bởi quy luật vận động của trời đất, chỉ khác ở chỗ con người có tư duy và ý thức. Chính vì vậy, việc sinh con theo Vòng Tràng Sinh là cách để lựa chọn thời điểm phù hợp với chu kỳ phát triển tự nhiên, giúp con cái có cuộc sống thuận lợi và gia đình được hưởng nhiều phúc lộc.
Học thuyết “Ngũ hành”, thuyết “Bát quái” là nội dung bản chất chứng minh Kinh Dịch là triết học duy vật. Mà đã là duy vật thì không có nhân tố “tâm linh”, tất cả là do quy luật sinh tồn của sự sống chi phối. Ví như trồng cây phải xem các điều kiện: nước, phân, cần, giống và thời vụ. Vậy con người cũng phải xem thế nào là sinh đẻ “đúng luật”.
3. Chi tiết về sinh con theo vòng Tràng sinh
3.1 Lý giải cơ bản về 12 chu kỳ của vòng Tràng sinh:
Vòng Tràng Sinh gồm 12 giai đoạn, phản ánh quy luật vận động của vạn vật từ lúc khởi sinh, phát triển đến lúc suy tàn và tái sinh. Mỗi giai đoạn mang ý nghĩa riêng, tương ứng với từng giai đoạn trong vòng đời của con người.
-
Tràng Sinh (Trường Sinh) – Giai đoạn khởi đầu, tượng trưng cho sự sinh ra. Như một đứa trẻ vừa chào đời, đây là thời kỳ bắt đầu sự sống. Người xưa thường nói “con nhà nghèo”, “con nhà nòi”, “con nhà học trò” hay “con nhà quan” để chỉ xuất thân khác nhau của mỗi người khi sinh ra.
-
Mộc Dục – “Mộc” là cây cối, “dục” là sự tắm rửa, trưởng thành. Đây là giai đoạn con người dần lớn lên, giống như một cái cây non được tưới tắm, chăm sóc mỗi ngày. Trẻ em trong giai đoạn này bắt đầu học hỏi, tiếp nhận những điều mới mẻ.
-
Quan Đới (Quan Đái) – “Quan” là sự trưởng thành, “đới” hay “đái” nghĩa là vùng, tức một khu vực rộng lớn. Đây là giai đoạn con người bắt đầu làm quen với xã hội, giống như một người trẻ tuổi vừa bước vào đời, tập sự, chuẩn bị hành trang cho cuộc sống.
-
Lâm Quan – Giai đoạn con người bước vào độ tuổi sung mãn, đủ trí lực và thể lực để đảm nhiệm những trọng trách lớn. Như một người trưởng thành đang phấn đấu cho sự nghiệp, có thể nắm giữ quyền lực, lãnh đạo người khác.
-
Đế Vượng – Thời kỳ cực thịnh, đỉnh cao của cuộc đời. Đây là giai đoạn con người đạt đến đỉnh cao sự nghiệp, sức khỏe cường tráng, tài vận hưng thịnh. Đế Vượng tượng trưng cho quyền lực, danh vọng đạt đến mức tối đa.
-
Suy – Sau khi đạt đỉnh cao, mọi thứ bắt đầu suy giảm. Giống như một vị vua bắt đầu già yếu, quyền lực tuy vẫn còn nhưng đã có dấu hiệu sa sút. Đây là giai đoạn con người dần bước vào tuổi trung niên, thể chất và tinh thần không còn sung mãn như trước.
-
Bệnh – Khi suy yếu, bệnh tật xuất hiện. Đây là giai đoạn cơ thể con người bắt đầu phát sinh nhiều vấn đề về sức khỏe, bệnh tật có thể ập đến bất cứ lúc nào, báo hiệu tuổi già đang đến gần.
-
Tử – Giai đoạn kết thúc một kiếp người. Khi sinh khí đã cạn kiệt, con người từ giã cõi đời. Đây cũng là quy luật tất yếu của tự nhiên, không ai có thể tránh khỏi.
-
Mộ – Sau khi chết, con người trở về với đất mẹ, thể xác tan biến, linh hồn sang thế giới bên kia. “Mộ” chính là nơi an nghỉ của người đã khuất, cũng như một sự tích tụ để chuẩn bị cho vòng đời tiếp theo.
-
Tuyệt – Sự kết thúc hoàn toàn của một kiếp sống. Lúc này, thể xác đã phân hủy, trở về với cát bụi, không còn dấu vết tồn tại. Đây là giai đoạn chuyển tiếp giữa cái chết và sự tái sinh, khi con người đã hoàn toàn rời khỏi thế gian.
-
Thai – Quá trình tái sinh bắt đầu. Từ khí của cha mẹ, linh hồn bắt đầu hình thành trong một cơ thể mới, chuẩn bị bước vào một vòng đời khác.
-
Dưỡng – Thời kỳ nằm trong bụng mẹ, trải qua 9 tháng 10 ngày để phát triển thành một cơ thể hoàn chỉnh. Đây là giai đoạn chuẩn bị để bước vào thế giới, mở ra một chu kỳ sống mới.
Vòng Tràng Sinh phản ánh sự vận động tuần hoàn của vạn vật, cho thấy không gì là mãi mãi – có sinh ắt có diệt, có thịnh ắt có suy. Đây cũng là nền tảng để nhiều người áp dụng vào việc luận đoán vận mệnh và chọn năm sinh con hợp tuổi cha mẹ.
3.2 Luận giải cụ thể cách sinh con theo vòng tràng sinh:
Theo vòng Tràng Sinh, ta chỉ quan tâm đến thời kỳ Đế Vượng và Tuyệt của một con người. Thời kỳ tốt nhất cho sự phát triển nằm vào năm vượng. Ngược lại năm Tuyệt là thời kỳ xấu nhất trong năm, nên tránh. Cụ thể dưới đây là cách tính vòng Tràng Sinh theo thiên can năm sinh theo bảng:
Cung/Can | Giáp | Bính | Mậu | Canh | Nhâm | Ất | Đinh | Kỷ | Tân | Quý |
Trường sinh | Hợi | Dần | Dần | Tị | Thân | Ngọ | Dậu | Dậu | Tý | Mão |
Mộc dục | Tý | Mão | Mão | Ngọ | Dậu | Tị | Thân | Thân | Hợi | Dần |
Quan đái (đới) | Sửu | Thìn | Thìn | Mùi | Tuất | Thìn | Mùi | Mùi | Tuất | Sửu |
Lâm quan | Dần | Tị | Tị | Thân | Hợi | Mão | Ngọ | Ngọ | Dậu | Tý |
ĐẾ VƯỢNG | MÃO | NGỌ | NGỌ | DẬU | TÝ | DẦN | TỊ | TỊ | THÂN | HỢI |
Suy | Thìn | Mùi | Mùi | Tuất | Sửu | Sửu | Thìn | Thìn | Mùi | Tuất |
Bệnh | Tị | Thân | Thân | Hợi | Dần | Tý | Mão | Mão | Ngọ | Dậu |
Tử | Ngọ | Dậu | Dậu | Tý | Mão | Hợi | Dần | Dần | Tị | Thân |
Mộ | Mùi | Tuất | Tuất | Sửu | Thìn | Tuất | Sửu | Sửu | Thìn | Mùi |
TUYỆT | THÂN | HỢI | HỢI | DẦN | TỊ | DẬU | TÝ | TÝ | MÃO | NGỌ |
Thai | Dậu | Tý | Tý | Mão | Ngọ | Thân | Hợi | Hợi | Dần | Tị |
Dưỡng | Tuất | Sửu | Sửu | Thìn | Mùi | Mùi | Tuất | Tuất | Sửu | Thìn |
Hướng dẫn xem vòng Trường sinh: Cách xem bảng trên như sau: Chọn năm Đế Vượng để sinh con. Tránh sinh con năm Tuyệt. Các năm khác đều ở mức độ bình thường, không quá xấu cũng không quá tốt. Theo đó:
- Người có Thiên can Giáp nên sinh con vào năm Mão (Đế vượng), tránh năm Thân (Tuyệt)
- Người có Thiên can Bính nên sinh con vào năm Ngọ (Đế vượng), tránh năm Hợi (Tuyệt)
- Người có Thiên can Mậu nên sinh con vào năm Ngọ (Đế vượng), tránh năm Hợi (Tuyệt)
- Người có Thiên can Canh nên sinh con vào năm Dậu (Đế vượng), tránh năm Dần (Tuyệt)
- Người có Thiên can Nhâm nên sinh con vào năm Tý (Đế vượng), tránh năm Tỵ (Tuyệt)
- Người có Thiên can Ất nên sinh con vào năm Dần (Đế vượng), tránh năm Dậu (Tuyệt)
- Người có Thiên can Đinh nên sinh con vào năm Tỵ (Đế vượng), tránh năm Tý (Tuyệt)
- Người có Thiên can Kỷ nên sinh con vào năm Tỵ (Đế vượng), tránh năm Tý (Tuyệt)
- Người có Thiên can Tân nên sinh con vào năm Thân (Đế vượng), tránh năm Mão (Tuyệt)
- Người có Thiên can Quý nên sinh con vào năm Hợi (Đế vượng), tránh năm Ngọ (Tuyệt)
3.3 Tác động vòng Tràng Sinh trong việc chọn năm sinh con
Khi xét theo Vòng Tràng Sinh, ta không bàn đến yếu tố tâm linh hay đi sâu vào từng giai đoạn sinh trưởng mà chỉ cần hiểu đơn giản rằng Vượng là giai đoạn tốt nhất trong chu kỳ của sự sống, đại diện cho sự phát triển mạnh mẽ và thịnh vượng, còn Tuyệt là giai đoạn xấu nhất, biểu thị sự suy tàn và kết thúc. Con cái chính là cốt nhục của cha mẹ, là sự tiếp nối huyết mạch, và dù không thể nhìn thấy bằng mắt thường, sợi dây liên kết máu thịt giữa cha mẹ và con cái vẫn vô cùng gắn bó và ảnh hưởng trực tiếp đến vận mệnh của cả gia đình.
Theo quan niệm này, nếu sinh con vào năm Vượng của cha mẹ, đứa trẻ sẽ dễ nuôi, khỏe mạnh, đồng thời giúp gia đình thêm hòa thuận, ổn định. Ngược lại, nếu sinh con vào năm Tuyệt của cha mẹ, có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, hạnh phúc và thậm chí là tuổi thọ của cha mẹ. Chính vì vậy, nhiều người tin rằng việc lựa chọn năm sinh con theo Vòng Tràng Sinh có thể giúp đảm bảo sự hài hòa và phúc lộc cho cả gia đình.
Theo quan niệm về Vòng Tràng Sinh, sinh lực của cha mẹ có mối liên hệ mật thiết với con cái. Cụ thể, con trai trưởng thành sẽ chi phối sinh lực của người cha, còn con gái trưởng thành sẽ ảnh hưởng đến sinh lực của người mẹ. Chính vì vậy, nếu sinh con vào năm Tuyệt của cha, có thể gây bất lợi cho cha; tương tự, sinh con vào năm Tuyệt của mẹ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến người mẹ.
Hậu Quả Khi Sinh Con Vào Năm Tuyệt Của Cha Mẹ
- Cha hoặc mẹ có thể mất sớm.
- Gia đình dễ xảy ra mâu thuẫn, dẫn đến ly hôn hoặc chia ly.
- Con cái ốm yếu, bệnh tật, khó nuôi.
- Khi trưởng thành, nếu là con trai thì có thể chỉ sinh toàn con gái, còn nếu là con gái thì có thể chỉ sinh toàn con trai. Trong trường hợp người con đó vẫn sinh được cả con trai và con gái, thì cuộc sống cũng khó tránh khỏi những vấn đề như sức khỏe suy yếu, công việc trắc trở, dễ phá sản hoặc tình duyên lận đận. Điều này cũng được cho là một trong những nguyên nhân dẫn đến hiếm muộn hoặc sinh con một bề (chỉ có con trai hoặc chỉ có con gái).
Cách Tránh Sinh Con Vào Năm Tuyệt Của Cha Mẹ
Theo cách tính Vòng Tràng Sinh, một số tuổi sẽ kỵ sinh con vào các năm nhất định. Cụ thể:
- Người có thiên can Giáp (Giáp Dần, Giáp Tý…) không nên sinh con vào năm Thân.
- Người có thiên can Bính, Mậu không nên sinh con vào năm Hợi.
- Người có thiên can Canh không nên sinh con vào năm Dần.
- Người có thiên can Nhâm không nên sinh con vào năm Tị.
- Người có thiên can Ất không nên sinh con vào năm Dậu.
- Người có thiên can Đinh, Kỷ không nên sinh con vào năm Tý.
- Người có thiên can Tân không nên sinh con vào năm Mão.
- Người có thiên can Quý không nên sinh con vào năm Ngọ.
Việc tránh sinh con vào năm Tuyệt của cha mẹ theo Vòng Tràng Sinh được nhiều người tin rằng sẽ giúp gia đình hòa hợp, tránh những điều bất lợi về sức khỏe, sự nghiệp và vận mệnh của cả cha mẹ lẫn con cái.
4. Lưu ý khi sinh con theo vòng Tràng Sinh
Ở đây tính Can năm sinh của bố mẹ. Tính năm con được ra đời, không tính những năm tháng nằm trong bụng mẹ.
- Nếu vợ chồng bằng tuổi: kị một năm.
- Nếu vợ chồng là 2 tuổi khác nhau thì phải kị 2 năm, một năm Tuyệt của tuổi chồng và một năm Tuyệt của tuổi vợ.
Trong hôn nhân, việc xem tuổi vợ chồng theo mệnh để biết sự hợp khắc đôi khi không quan trọng bằng việc sinh con. Hay nói theo cách khác, chọn năm sinh con hợp tuổi cha mẹ theo vòng Tràng sinh có vai trò vô cùng quan trọng. Soi vào Bát Quái, con trai không Tuyệt Mệnh với mẹ là người vợ yêu chồng con, con gái không Tuyệt Mệnh với cha là người chồng ấy yêu vợ con, thế là hạnh phúc. Còn vợ chồng rất hợp nhau mà đẻ con sai luật cũng sẽ ly tán. Điều đó lý giải tại sao khi yêu thì say đắm nhưng vừa có con lại quay sang chán ngán, lạnh lùng.
Thường thì vào năm Tuyệt của chồng (âm thịnh, dương suy) dễ sinh con gái. Và ngược lại, vào năm Tuyệt của vợ (dương thịnh, âm suy) dễ ra con trai. Và như vậy là hợp lý, thường không để lại hậu quả gì quan trọng. Và nếu đã trót sinh vào năm đó mà không đẻ thường, phải mổ đẻ, tức là đã phải can thiệp bằng dao kéo, đó đã là cách khắc phục rồi.
Chỉ cần tránh, đừng sinh con vào năm Tuyệt đã là tốt rồi. Các cung khác trong vòng Tràng sinh không có tác dụng mạnh lắm, ví như đẻ con vào năm Tử không phải là sẽ bị ai đó chết, hay đẻ con vào năm Bệnh cũng không hẳn bố mẹ hay con bị bệnh, các cung ấy chỉ thể hiện sự đi lên hay đi xuống của chu kỳ mà thôi.
Nói như vậy không có nghĩa là khiến những ai đã sinh con phạm luật phải lo lắng. Ở đây nhấn mạnh chúng ta cần hiểu biết nguyên nhân và nắm quy luật để tránh những điều không hay.
5. Vòng Tràng Sinh trong tử vi
Trong lá số Tử Vi, Vòng Tràng Sinh luôn nằm tại các cung thuộc Tứ Sinh (Dần, Thân, Tị, Hợi), đây là những vị trí tượng trưng cho sự khởi đầu và phát triển mạnh mẽ của ngũ hành. Cách an Vòng Tràng Sinh được xác định dựa trên cục ngũ hành của mệnh, mỗi cục có vị trí khởi Trường Sinh khác nhau. Cụ thể, Thủy nhị cục và Thổ ngũ cục khởi Trường Sinh tại cung Thân, Hỏa lục cục khởi tại cung Dần, Mộc tam cục khởi tại cung Hợi, còn Kim tứ cục khởi tại cung Tị. Sau khi xác định vị trí sao Trường Sinh, các sao tiếp theo trong vòng Tràng Sinh lần lượt được an theo thứ tự: Trường Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng.
Tuy nhiên, khi an sao, cần xét đến tính chất âm dương của mệnh chủ để xác định chiều an thuận hay nghịch. Nếu là dương nam, âm nữ, vòng Tràng Sinh sẽ được an thuận chiều kim đồng hồ; ngược lại, nếu là âm nam, dương nữ, vòng Tràng Sinh sẽ được an ngược chiều kim đồng hồ. Quy luật này phản ánh sự vận hành khác biệt của vòng đời tùy theo tính chất âm dương của từng cá nhân, từ đó ảnh hưởng đến diễn biến vận mệnh theo từng giai đoạn trong cuộc đời.