CAN CHI: Đầy đủ kiến thức cơ bản về 10 Thiên Can và 12 Địa Chi

Nội dung chính [Hiện]

Thuật ngữ "Can Chi" vô cùng quen thuộc với đời sống con người. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết ý nghĩa Can và Chi, Thiên Can Địa Chi có tác dụng gì trong việc dự đoán vận mệnh... Cùng theo dõi nội dung dưới đây để tỏ tường vấn đề này.

1. Tìm hiểu Can Chi là gì?

Can Chi là gì? Đây là cách gọi rút gọn của Thiên Can Địa Chi hoặc Thập Thiên Can, Thập Nhị Địa Chi.  Đây vốn là những đơn vị rất quen thuộc và gần gũi đối với người dân Á Đông, thường được sử dụng trong việc tính hệ thống lịch pháp cũng như các ngành học thuật khác.  

1.1 Thập Thiên Can

 Số lượng: Thập Thiên Can (tức 10 Thiên Can) gồm có: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý

Ý nghĩa 10 Thiên Can:

  • Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.
  • Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
  • Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
  • Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
  • Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
  • Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.
  • Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.
  • Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
  • Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
  • Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.

Quan hệ giữa 10 Thiên Can gồm:

  • Giáp hợp Kỷ, khắc Canh
  • Ất hợp Canh, khắc Tân
  • Bính hợp Tân, khắc Nhâm
  • Đinh hợp Nhâm, khắc Quý
  • Mậu hợp Quý, khắc Giáp
  • Kỷ hợp Giáp, khắc Ất
  • Canh hợp Ất, khắc Bính
  • Tân hợp Bính, khắc Đinh
  • Nhâm hợp Đinh, khắc Mậu
  • Quý hợp Mậu, khắc Kỷ

1.2 Thập nhị Địa chi

Số lượng:

Thập nhị Địa Chi (tức 12 Địa Chi) gồm có: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi Ý nghĩa 12 Địa chi:

  • Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.
  • Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.
  • Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.
  • Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên.
  • Thìn: Là chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động.
  • Tị: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu.
  • Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá.
  • Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi.
  • Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành.
  • Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi.
  • Tuất: Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong.
  • Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng.

Quan hệ giữa 12 Địa chi gồm:

  • Quan hệ Tam Hợp (Tốt): Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Tị - Sửu - Dậu, Hợi - Mão - Mùi.
  • Quan hệ Lục Hợp (Nhị hợp - Tốt): Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi.
  • Quan hệ Tứ hành xung (Xấu): Tý - Ngọ - Mão - Dậu, Dần - Thân - Tị - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi. Trong đó có các cặp Tương xung (còn gọi là Lục Xung, rất xung, Xấu): Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.
  • Quan hệ Tương Hại (Xấu): Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tị, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.
  • Quan hệ Tương Phá (Xấu): Tý - Dậu, Mão - Ngọ, Sửu - Thìn, Thân - Tị, Mùi - Tuất.
  • Quan hệ Tương hình (Xấu): Dần, Tị, Thân - Hình hại vô ơn; Sửu, Mùi, Tuất - Hình hại đặc quyền; Tý, Mão - Hình hại vô lễ.
  • Quan hệ Tự hình (Xấu): Thìn - Thìn, Dậu - Dậu, Ngọ - Ngọ, Hợi - Hợi.

Khi đã xây dựng được 10 Thiên Can và 12 Địa Chi thì người ta phối hợp 2 yếu tố này lại để tính năm, tháng, ngày, giờ cũng như hình thành Lục thập hoa giáp dự đoán vận mệnh con người.

2. Quy tắc kết hợp Can và Chi

Chỉ có can dương và chi dương kết hợp được với nhau.

5 can dương x 6 chi dương = 30 cặp Can, Chi, cụ thể:   

Chi/Can

Giáp

Bính

Mậu

Canh

Nhâm

Giáp Tý

Bính Tý

Mậu Tý

Canh Tý

Nhâm Tý

Dần

Giáp Dần

Bính Dần

Mậu Dần

Canh Dần

Nhâm Dần

Thìn

Giáp Thìn

Bính Thìn

Mậu Thìn

Canh Thìn

Nhâm Thìn

Ngọ

Giáp Ngọ

Bính Ngọ

Mậu Ngọ

Canh Ngọ

Nhâm Ngọ

Thân

Giáp Thân

Bính Thân

Mậu Thân

Canh Thân

Nhâm Thân

Tuất

Giáp Tuất

Bính Tuất

 Mậu Tuất

Canh Tuất

Nhâm Tuất 

Chỉ có can âm và chi âm kết hợp được với nhau.

5 can âm x 6 chi âm = 30 cặp Can, Chi, cụ thể:

Chi/Can

Ất

Đinh

Kỷ

Tân

Quý

Sửu

 Ất Sửu

Đinh Sửu

Kỷ Sửu 

Tân Sửu 

Quý Sửu 

Mão

 Ất Mão

Đinh Mão 

Kỷ Mão 

Tân Mão 

Quý Mão 

Tị

 Ất Tị

Đinh Tị 

Kỷ Tị 

Tân Tị 

Quý Tị

Mùi

 Ất Mùi

Đinh Mùi 

Kỷ Mùi 

Tân Mùi 

Quý Mùi 

Dậu

 Ất Dậu

Đinh Dậu 

Kỷ Dậu 

Tân Dậu 

Quý Dậu 

Hợi

 Ất Hợi

Đinh Hợi 

Kỷ Hợi 

Tân Hợi 

Quý Hợi 

Vậy, có tất cả 60 cách kết hợp Thiên Can và Địa Chi, gọi là Lục thập hoa giáp hay Lục thập Giáp Tý (chữ khởi đầu của thiên can và địa chi khi kết hợp với nhau).

Kết luận: Qua bảng liệt kê 60 hoa giáp trên có thể thấy rằng, mỗi tuổi (địa chi) chỉ có 5 mệnh nạp âm. Ví dụ: Tuổi Tý chỉ có các mệnh nạp âm là: Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý và Nhâm Tý. 

3. Can và Chi đại diện cho những gì?

Thiên Can Địa Chi có thể đại diện cho rất nhiều lĩnh vực trong cuộc sống: Âm dương, ngũ hành, màu sắc, phương vị, mùa vượng:

Thiên Can

Địa Chi

Âm dương

Ngũ hành

Màu sắc đại diện

Phương vị

Mùa vượng

Giáp

Dần

Dương

Mộc

Xanh

Đông

Xuân

Ất

Mão

Âm

Bính

Tị

Âm

Hỏa

Đỏ

Nam

Hạ

Đinh

Ngọ

Dương

Mậu

Thìn, Tuất

Dương

Thổ

Vàng

Ở giữa

Tháng cuối mùa

Kỷ

Sửu, Mùi

Âm

Canh

Thân

Dương

Kim

Trắng

Tây

Thu

Tân

Dậu

Âm

Nhâm

Hợi

Âm

Thủy

Đen

Bắc

Đông

Quý

Dương

Thiên Can và Địa Chi còn đại diện cho các bộ phận cơ thể người và các nghề nghiệp khác nhau:

Thiên Can và Địa Chi Bộ phận cơ thể Nghề nghiệp
Thiên Can Giáp, Ất và Địa Chi Dần, Mão thuộc Mộc Gan, mật, thần kinh, đầu, vai, tay, ngón tay,… Các nghề sơn lâm, chế biến gỗ, giấy, sách báo, đóng thuyền, làm vườn, trồng cây cảnh hoặc sản xuất trang phục, nghề dệt…
Thiên Can Bính, Đinh và Địa Chi Tị, Ngọ thuộc Hỏa Tim, máu, ruột non, trán, răng, lưỡi, mặt, yết hầu, mắt,…  Các nghề nhiệt năng, quang học, xăng dầu, các sản phẩm đồ điện, cao su, hóa học, luyện kim…
Thiên Can Mậu, Kỷ và Địa Chi Thìn, Tuất, Sửu, Mùi thuộc Thổ Dạ dày, lá lách, ruột già, bụng, ngực, tỳ vị, sườn,… Các nghề nông nghiệp, chăn nuôi, khai hoang, các công việc giao dịch về đất đai, buôn bán bất động sản, nghề sản xuất phân bón, thức ăn cho gia súc, khoáng vật, đất đá, gạch ngói, xi măng, đồ gốm, đồ cổ, xây dựng,…
Thiên Can Canh, Tân và Địa Chi Thân, Dậu thuộc Kim Phổi, gân, bắp, ngực, khí quản... Các nghề khai thác và buôn bán vàng bạc, châu báu, khoáng sản, kim loại, sản xuất máy móc, thiết bị nghiên cứu hóa học, thủy tinh, các công cụ giao thông,…
Thiên Can Nhâm, Quý và Địa Chi Hợi, Tý thuộc Thủy Thận, bàng quang, đầu, bắp chân, bàn chân, âm hộ, tử cung, hệ thống tiêu hóa,… Các nghề liên quan đến nước giải khát, hoa quả, đồ trang sức mỹ nghệ, hóa mỹ phẩm, giao thông vận tải, vận chuyển hàng hóa, chăn nuôi thủy hải sản, mậu dịch, du lịch, khách sạn, buôn bán,….

4. Cách phối Can Chi vào 12 cung tử vi

Nếu biết cách phối Can, Chi, Ngũ hành và Phương vị vào 12 cung tử vi, ta có thể ghi nhớ một cách nhanh chóng, không cần phải tốn thời gian tra cứu hoặc ghi nhớ máy móc, dễ xảy ra nhầm lẫn.

Cách phối những đơn vị này vào 12 cung tử vi có thể được thực hiện một cách rất đơn giản nếu biết lập Thiên bàn Tử vi trên giấy, chi tiết xem ở bài viết: 

5. Cách tính Can Chi trên bàn tay

Ta có thể nhanh chóng nhẩm tính được Can và Chi của 1 năm bất kỳ chỉ dựa theo cách bấm các đốt ngón tay. Trong đó có một vài nguyên tắc cần nhớ như sau:

Tính Thiên Can: Dựa vào chữ số cuối cùng của 1 năm, trong đó: Giáp = 4, Ất = 5, Bính = 6, Đinh = 7, Mậu = 8, Kỷ = 9, Canh = 0, Tân = 1, Nhâm = 2, Quý = 3.

Tính Địa Chi: Dựa vào 2 chữ số cuối cùng của 1 năm so sánh với các bội số của 12 (do Địa Chi có 12 cung nên cứ sau 12 năm thì quay lại vị trí ban đầu), trong đó: Cung khởi đầu của các năm từ 1900 đến 1999 là Tý Cung khởi đầu của các năm từ 2000 đến 2099 là Thìn Nếu 2 chữ số cuối cùng của năm lớn hơn bội số của 12 thì ta đếm thuận, còn nếu 2 chữ số cuối cùng của năm nhỏ hơn bội số của 12 thì ta đếm nghịch.

Chi tiết về cách tính nhẩm Thiên Can Địa Chi trên bàn tay và những ví dụ minh họa tham khảo trong bài viết:

6. Cách nhẩm mệnh Ngũ hành theo năm sinh

Công thức để tính nhẩm mệnh Ngũ  hành theo năm sinh như sau: Mệnh Ngũ hành = Can + Chi, trong đó, giá trị của Can được quy đổi tương ứng như sau:

Giáp - Ất = 1, Bính - Đinh = 2, Mậu - Kỷ = 3, Canh – Tân = 4, Nhâm – Quý = 5

Còn giá trị của 12 chi lần lượt là: Tý, Sửu, Ngọ, Mùi = 0

Dần, Mão, Thân, Dậu = 1

Thìn, Tị, Tuất, Hợi = 2

Sau khi cộng giá trị của Can và Chi, nếu kết quả lớn hơn 5, ta trừ đi 5 để ra mệnh.

Cụ thể giá trị các mệnh: Kim = 1, Thủy = 2, Hỏa = 3, Thổ = 4, Mộc = 5 Để biết chi tiết về cách nhẩm mệnh Ngũ hành, xem tại bài viết:

7. Cách tính can giờ qua can ngày

Can ngày và can giờ là hai yếu tố giúp xác định trụ ngày và trụ giờ trong Tứ Trụ của mỗi người, và khi đã tính được Tứ Trụ, ta có thể luận đoán được vấn số một cách tương đối chính xác.

Thông thường, việc tra cứu can ngày có thể được thực hiện khá dễ dàng. nhưng can giờ thì thường bị người ta bỏ qua nên cách tra cứu cũng khó khăn hơn nhiều. Vì vậy, ta có cách tính can giờ qua can ngày căn cứ vào bảng tra như sau.

Can Giờ/Can Ngày

Giáp - Kỷ

Ất - Canh

Bính - Tân

Đinh - Nhâm

Mậu - Quý

Tý (23h-1h)

Giáp Tý

Bính Tý

Mậu Tý

Canh Tý

Nhâm Tý

Sửu (1h-3h)

Ất Sửu

Đinh Sửu

Kỷ Sửu

Tân Sửu

Quý Sửu

Dần (3h-5h)

Bính Dần

Mậu Dần

Canh Dần

Nhâm Dần

Giáp Dần

Mão (5h-7h)

Đinh Mão

Kỷ Mão

Tân Mão

Quý Mão

Ất Mão

Thìn (7h-9h)

Mậu Thìn

Canh Thìn

Nhâm Thìn

Giáp Thìn

Bính Thìn

Tị (9h-11h)

Kỷ Tị

Tân Tị

Quý Tị

Ất Tị

Đinh Tị

Ngọ (11h-13h)

Canh Ngọ

Nhâm Ngọ

Giáp Ngọ

Bính Ngọ

Mậu Ngọ

Mùi (13h-15h)

Tân Mùi

Quý Mùi

Ất Mùi

Đinh Mùi

Kỷ Mùi

Thân (15h-17h)

Nhâm Thân

Giáp Thân

Bính Thân

Mậu Thân

Canh Thân

Dậu (17h-19h)

Quý Dậu

Ất Dậu

Đinh Dậu

Kỷ Dậu

Tân Dậu

Tuất (19h-21h)

Giáp Tuất

Bính Tuất

Mậu Tuất

Canh Tuất

Nhâm Tuất

Hợi (21h-23h)

Ất Hợi

Đinh Hợi

Kỷ Hợi

Tân Hợi

Quý Hợi

8. Ứng dụng của Thiên Can và Địa Chi 

8.1 Ứng dụng của Thiên Can trong dự đoán vận mệnh

Dựa vào ngày sinh do Can ngày và Chi ngày hợp thành, ta có thể xem Can ngày có vượng tướng hoặc bị khắc hại hay không. Nếu không thì bản tính của can ngày sẽ rất rõ ràng, có thể dùng làm tiêu chí dự đoán tính cách của một người.

  • Giáp (Mộc) thuộc Dương: Tượng trưng cho tính cương trực, kỷ luật cao.
  • Ất (Mộc) thuộc Âm: Tượng trưng cho tính cách cẩn thận và cố chấp.
  • Bính (Hỏa) thuộc Dương: Tượng trưng cho tính cách nhiệt tình, hào phóng nhưng nông nổi, hiếu thắng.
  • Đinh (Hỏa) thuộc Âm: Tượng trưng cho tính cách trầm tĩnh bề ngoài, sôi nổi bên trong.
  • Mậu (Thổ) thuộc Dương: Tượng trưng cho tính cách giỏi xã giao, trọng vẻ bề ngoài nhưng thiếu chính kiến.
  • Kỷ (Thổ) thuộc Âm: Tượng trưng cho tính cách cẩn thận, tỉ mỉ nhưng không rộng lượng.
  • Canh (Kim) thuộc Dương: Tượng trưng có tính cách tài hoa, thích hợp làm kinh tế hoặc văn học.
  • Tân (Kim) thuộc Âm: Tượng trưng cho tính cách kiên trì nhưng cũng đầy ngoan cố.
  • Nhâm (Thủy) thuộc Dương: Tượng trưng cho tính cách khoan dung nhưng cũng ỷ lại, chậm chạp.
  • Quý (Thủy) thuộc Âm: Tượng trưng cho tính chính trực, dù gặp khó khăn cũng không lùi bước.

8.2 Ứng dụng của Địa Chi trong xác định tháng âm 

12 địa chi ứng với 12 tháng âm lịch. Tuy nhiên, tháng âm lịch bắt đầu từ Dần chứ không phải từ Tý, cụ thể như sau:

  • Tháng 1 – Tháng Dần
  • Tháng 2 – Tháng Mão
  • Tháng 3 – Tháng Thìn
  • Tháng 4 – Tháng Tỵ
  • Tháng 5 – Tháng Ngọ
  • Tháng 6 – Tháng Mùi
  • Tháng 7 – Tháng Thân
  • Tháng 8 – Tháng Dậu
  • Tháng 9 – Tháng Tuất
  • Tháng 10 – Tháng Hợi
  • Tháng 11 – Tháng Tý
  • Tháng 12 – Tháng Sửu

Trong đó: 

  • Dần, Mão, Thìn theo lịch âm là tháng 1, 2, 3 tức mùa Xuân, vạn vật nảy mầm sinh sôi nên là Tam hợp Mộc cục.
  • Tỵ, Ngọ, Mùi theo âm lịch là tháng 4, 5, 6 tức mùa Hạ, thời điểm vạn vật tươi tốt, thời tiết nóng bức, tức Tam hợp Hỏa cục.
  • Thân, Dậu, Tuất theo âm lịch là tháng 7, 8, 9 tức mùa Thu, thời điểm vạn vật xơ xác tiêu điều, tức Tam hợp Kim cục.
  • Hợi, Tý, Sửu theo âm lịch là tháng 10, 11, 12 tức mùa Đông, thời điểm vạn vật cất chứa, băng tuyết bao trùm mặt đất, tức Tam hợp Thủy cục.

8.3 Ứng dụng của Can, Chi trong xác định giờ âm lịch

Người xưa có cách tính giờ dựa vào 12 cung Địa Chi, căn cứ để sắp xếp là dựa vào tập tính sinh hoạt của 12 con vật trong từng khoảng thời gian trong ngày. Cụ thể cách tính giờ theo Can Chi như sau:

  • Giờ Tý (23h-1h): Thời gian chuột kiếm ăn
  • Giờ Sửu (1h-3h): Thời gian trâu bò nhai lại thức ăn
  • Giờ Dần (3h-5h): Thời gian hổ trở về hang sau khi đi săn mồi
  • Giờ Mão (5h-7h): Thời điểm mèo nghỉ ngơi sau khi bắt chuột
  • Giờ Thìn (7h-9h): Rồng là hình ảnh biểu tượng cho con người, đây là khoảng thời gian con người làm việc năng suất nhất
  • Giờ Tỵ (9h-11h): Thời gian rắn ẩn mình trong hang
  • Giờ Ngọ (11h-1h): Thời gian ngựa phải vận chuyển hàng hóa
  • Giờ Mùi (13h-15h): Giờ dê ăn cỏ
  • Giờ Thân (15h-17h): Thời gian khỉ về hang sau khi kiếm ăn
  • Giờ Dậu (17h-19h): Thời gian gà lên chuồng 
  • Giờ Tuất (19h-21h): Thời điểm chó nhà sủa nhiều nhất trong ngày
  • Giờ Hợi (21h-23h): Thời điểm lợn bắt đầu ngủ

Trên đây là những chia sẻ của Tử Vi Tâm Linh về các kiến thức liên quan đến Can chi cũng như ứng dụng của nó vào đời sống con người. Mong rằng những thông tin này hữu ích với bạn!