Lễ Nhập Trạch là gì- Đi Thuê Nhà Mới Có Phải Nhập Trạch Hay Không?
Nội dung chính [Hiện]
Lễ nhập trạch, hay lễ về nhà mới là một trong những nghi lễ quan trọng được coi trọng trong văn hóa dân gian của người Việt. Việc làm lễ cúng về nhà mới là một cách khai báo với các vị quan cai quản khu vực về việc chuyển đến ở nơi mới, và mong muốn nhận được sự phù hộ từ các vị quan, thần linh và thổ địa để gia chủ có cuộc sống mới an lành và sung túc tại nơi mới đó.
Tuy nhiên, có một số quan điểm khác nhau về việc liệu có cần làm lễ nhập trạch khi đi thuê nhà hay không. Trong một số trường hợp, người ta có thể cho rằng việc này không cần thiết khi ở thuê vì họ không phải là chủ nhà thực sự. Tuy nhiên, Nếu hiểu về ý nghĩa của việc làm lễ nhập trạch thì việc thực hiện lễ này cũng có thể được coi là việc cầu mong sự an lành và may mắn cho cuộc sống mới tại nơi ở mới, bất kể là thuê hay sở hữu.
Do đó, việc liệu cần làm lễ nhập trạch khi đi thuê nhà hay không có thể phụ thuộc vào quan điểm và tín ngưỡng của từng người và từng vùng miền. Quan trọng nhất là sự tôn trọng và tuân thủ văn hóa và quan niệm của gia đình hoặc cộng đồng nơi bạn sinh sống.
1. Ý nghĩa của lễ nhập trạch là gì?
Theo các chuyên gia phong thủy thì lễ nhập trạch hay còn gọi là lễ dọn về nhà mới điều đó có nghĩa là thay đổi một không gian sống mới ta chuyển đến sinh sống kể cả nhà thuê, trọ. Đây là một nghi thức tâm linh và theo quan niệm của dân gian Cần làm một số công việc quan trọng trước khi ta dọn đồ vào nhà.
Lễ nhập trạch này có ý nghĩa là để cúng quan Thần linh, thổ công, thổ địa. Vì theo quan niệm tâm linh họ chính là những vị thần linh, người làm chủ cai quản không gian sống đó, Họ cũng chính là những vị thần linh sẽ phù hộ độ trì cho gia chủ sinh sống ở đó làm ăn phát đạt và bảo hộ cho sức khỏe được an lành. Việc này cũng tương tự như khi ta đến cư trú một địa phương nào đó, ta sẽ khai báo với chính quyền địa phương, cơ quan chức năng nơi mình cư trú để biết nghĩa vụ và hưởng quyền lợi của một cư dân cũng như được đảm bảo an toàn tại nơi đó. Chính vì vậy, khi ta đi ở thuê nhà hay thuê trọ thì ta cũng nên làm lễ thờ thần linh, thổ địa cai quản khu vực đó. Tùy điều kiện và mong muốn của chủ nhân ngôi nhà, có thể lập thêm bàn thờ tổ tiên nhưng điều này là không bắt buộc.
Nếu gia chủ là người thờ Thần, Phật thì nên chuyển thần vị vào trong nhà trước, sau đó chuẩn bị lễ cúng. Tuy nhiên chúng ta cần hiểu hiểu đúng các quy tắc thờ Phật tại gia để tránh phạm vào điều cấm kỵ trong tâm linh. Đặc biệt cần nhớ, Bài vị thần linh và gia tiên phải do chính gia chủ tự tay chuẩn bị đem về nhà mới có hiệu nghiệm. Sau khi hoàn tất các công việc tâm linh chính như lập ban thờ , bốc bát hương hay bày mâm lễ… chỉ cần đúng giờ đẹp, giờ tốt là có thể bắt đầu hành lễ. Việc sắp lễ thắp hương nên tiến hành theo tập tục nơi bạn chuyển đến.
Một số chú ý khi chuẩn bị lễ vật trong lễ nhập trạch : Lễ vật dâng lên bàn thờ nhập trạch không cần quá cầu kỳ chủ yếu là lòng thành gồm: Trầu cau, hương, hoa tươi, vàng mã, trái cây mùa nào thức ấy, hương đèn, bánh kẹo. Nếu gia chủ chuẩn bị lễ cúng mặn thì cần chuẩn bị : Rượu, thịt, xôi, gà luộc, thịt vai luộc, bánh chưng, thuốc, chè…. Tuy nhiên trong quan niệm tâm linh của người Viết thì bát hương rất quan trọng nhất trong lễ nhập trạch. vì thế trong quá trình nhập trạch cần đặt bát hương không nên phạm những điều cấm kỵ .
Việc làm lễ này, nếu có thầy tâm linh hỗ trợ thì tốt, nhưng nếu không, gia chủ cũng có thể tự tiến hành được, điều quan trọng là lòng thành. Nếu tự hành lễ, gia chủ cần đọc hai bài văn khấn lễ: một là văn khấn chư vị Thần linh, hai là văn khấn cáo yết gia tiên dòng họ nhà mình. Điều này thể hiện việc gia chủ xin phép và xin phù hộ cho gia đình có sức khỏe, bình an, gặp nhiều may mắn và thành công trong công việc.
Tuy nhiên, tốt nhất vẫn là nên mời thầy về làm lễ, vì quá trình cúng có rất nhiều khía cạnh, và bản thân không phải là Thầy nên khó mời thần linh, gia tiên về ngự được.
Sau khi hoàn thành lễ nhập trạch, chúng ta hóa vàng và tiến hành chuyển đồ vào nhà mới. Vào các ngày mùng 1 và ngày rằm, theo phong tục truyền thống của dân tộc, gia chủ cũng nên thắp hương, thờ phụng và cúng giỗ tổ tiên, để cầu mong bình an và hạnh phúc cho gia đình.
2. Đi ở nhà thuê ở trọ có cần làm lễ nhập trạch không?
Câu "Đất có thổ công sông có hà bá" thể hiện sự tôn trọng và cầu mong sự che chở, phù hộ từ thần linh, ông công, ông địa khi chúng ta mới đến một nơi mới. Phong tục làm mâm lễ để thông báo về sự hiện diện và cầu mong sự an yên, tài lộc hưng thịnh là một phần quan trọng của văn hóa dân gian Việt Nam.
Tuy nhiên, có nhiều gia đình không biết hoặc không chú ý đến việc này, cho rằng ở thuê không cần thiết phải làm lễ cúng bái hoặc nhập trạch. Tuy nhiên, theo lý thuyết phong thủy và phong tục của người Việt, việc này không chỉ mang lại sự tôn trọng với thần linh mà còn đem lại may mắn và bình an cho gia đình. Do đó, quan niệm xem nhẹ việc làm lễ này là hoàn toàn sai lầm cả về phong thủy và phong tục của người Việt ta.
3. Những vật cần mang đầu tiên khi đến nhà mới
Khi đến nhà mới, Những vật cần mang đầu tiên khi đến nhà mới:
-
Bếp lửa và chiếu đang dùng: Chọn bếp lửa dầu hoặc bếp có lửa để mang đến nhà mới thay vì bếp điện. Điều này tượng trưng cho sự ấm no, phát đạt và may mắn trong gia đình.
-
Ấm đun nước: Đun một ấm nước sôi ngay khi vào nhà mới, biểu thị cho sự dồi dào, tài lộc và sự thịnh vượng cho gia đình.
-
Đậy nắp các bồn rửa bát và bồn tắm, mở nhỏ vòi nước: Điều này tượng trưng cho sự ấm no sung túc, và mong muốn mọi việc luôn thuận buồm xuôi gió, vận khí trong nhà được lưu thông.
-
Bật quạt : Không để gió thổi ra cửa chính, để vận khí trong nhà được lưu thông, mang lại may mắn và thuận lợi cho gia chủ.
-
Mang đồ vào nhà mới: Gia chủ và các thành viên không được tay không vào nhà mới, mà cần mang theo một vật dụng hàm chứa ý nghĩa tốt đẹp như giỏ cam, giỏ táo, lê, xoài (biểu trưng của sự may mắn, no đủ sung túc), hoặc đơn giản là cầm theo gạo, muối, tiền bạc để tượng trưng cho sự giàu có, phát đạt và may mắn.
4. Những lưu ý về phong thủy khi dọn về nhà mới
Tùy vào phong tục của mỗi nơi thì sẽ có những tục lệ khác nhau nhưng có những điểm chung sau đây cần chú ý:
Thời gian dọn nhà: Nên chọn vào buổi sáng sớm hoặc trưa và hoàn thành trước 15h, tránh dọn vào ban đêm khi ánh sáng tự nhiên giảm.
Vật dụng cần mang theo:
- Lấy nước khoảng 2/3 thùng xách vào nhà
- Gạo nên đổ đầy thùng (khoảng 8 phần) mang ý nghĩa no đủ, đặt một bao lì xì đỏ phía trên thùng gạo.
- Mua một cặp bát đũa mới cho mỗi người, nên mua theo số chẵn và đặt vào thùng nước để mang vào nhà mới.
Chọn vật dụng mới: Mua mới cặp chổi, xẻng hót rác và buộc một sợi vải đỏ vào chổi . Không mang chổi từ nhà cũ để tránh mang những rắc rối từ nhà cũ vào nhà mới.
Lưu ý về đất cũ: Có địa phương có phong tục mang theo một ít đất từ nhà cũ để tránh tính trạng “thủy thổ không hòa hợp”.
Tâm trạng và hành vi: Tránh gây gổ, cãi vã, khóc lóc trong ngày đầu tiên ở nhà mới để không gây ra vận khí không tốt trong nhà.
Bật đèn sáng: Khi về đến nhà mới, bật sáng tất cả các đèn trong nhà tới ngày hôm sau để tăng cường phúc khí. Có nhiều nhà thắp 3 ngày 3 đêm
Tiệc tân gia: Sau khi ổn định mọi việc trong gia đình, có thể mời bạn bè, người thân đến chơi để tạo không khí vui vẻ, náo nhiệt cho ngôi nhà mới và thu hút những điều tốt lành vào nhà.
Điều đặc biệt cần lưu ý là tất cả những điều được trình bày ở trên chỉ là theo quan niệm dân gian. Gia chủ có thể tuân theo phong tục của từng vùng miền và điều chỉnh theo mong muốn và nguyện vọng cá nhân để phù hợp với nơi sống và cuộc sống hiện đại ngày nay. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất vẫn là sự thành tâm và lòng tin của mỗi gia đình trong quá trình thực hiện các nghi lễ và phong tục này.