Mẫu Đệ Tứ Địa Phủ - Mẫu Địa Tiên
Nội dung chính [Hiện]
Mẫu Địa Tiên còn được gọi là Quảng Cung Công Chúa, là vị Mẫu Đệ Tứ trong văn hóa thờ Mẫu của người Việt. Bà vốn là con gái của Vua Cha trên Thiên Cung, được giáng xuống miền đất để làm chúa, cai quản nhân sinh dưới quyền của Phong Đô Đại Đế (vua Địa Phủ). Tại đây, bà được sắc phong danh hiệu Quảng Cung Công Chúa. Với vai trò quan trọng này, Mẫu Địa Tiên không chỉ đảm nhận nhiệm vụ bảo vệ và giúp đỡ con người mà còn là biểu tượng của sự uy nghiêm và quyền lực trong tín ngưỡng dân gian, thể hiện sự gắn kết giữa Thiên Đình và Địa Phủ.
Truyền thuyết Mẫu Địa
Tương truyền khi sinh ra cơ thể bà lập đã ở trạng thái đang bị phân hủy, bốc mùi hôi thối xấu xí vô cùng làm ai cũng sợ hãi tránh xa bà. Buồn bã vì bị mọi người xa lánh. Buồn tủi phận mình, bà rời khỏi Thiên Cung. Khi hạ phàm, bà đào một chốn sâu cùng trong lòng đất và đặt tên nơi này là Địa Phủ. Bà sống trong bóng tối như thế để không ai nhìn thấy mình nữa thế nhưng tháng ngày u buồn quá chán nản, bà tự cắt chiếc bóng của mình ra và hóa phép để chúng làm những người bạn tâm sự cùng mình. Vì chúng được tạo ra từ tâm trạng u uất của bà nên hình dáng cũng chẳng mấy xinh đẹp, lại chẳng có bóng của riêng mình vì chính bản thân chúng đã là chiếc bóng, dân gian về sau gọi đó là “ma” và “quỷ”. Thế nên mới có câu: “Xấu như ma chê quỷ hờn”.
Lúc bấy giờ những lớp người sinh sôi rồi lại chết đi, linh hồn của họ không có nơi đề đi nên quanh quẩn trần thế, không ít những hồn ma bóng quế làm việc hại đến con người, quấy hại người sống. Ngọc Hoàng thấy vậy lệnh cho Mẫu Địa thu nhận những âm hồn ấy về chốn Địa Phủ. Quảng Cung Công chúa vâng lệnh, bà nhìn thấy tuy những linh hồn kia đã mất đi xác thân nhưng bản tính vẫn còn, trăm nghiệp lúc sống vương vấn quanh mình nên cũng muốn chúng được đối xử bình đẳng. Địa Mẫu vốn là một người ưa công bằng nên bà không chấp nhận việc các linh hồn được đối xử như nhau dù lúc sống đã gây ra nhiều sai phạm. Thế là bà lập ra nơi phân xử công tội của con người sau khi chết, những chiếc bóng của bà thì trở thành quỷ sai hành tội hoặc dẫn hồn đi đầu thai. Trong tín ngưỡng dân gian ta, Mẫu Địa Phủ ngồi trên một cỗ xe ngựa, cầm thòng lọng đi thu gom linh hồn người đã khuất. Hồn nào bị thòng lọng của bà tròng qua đầu thì phải hồi quy Địa Phủ nghe lệnh. Về sau do ảnh hưởng của Phật Giáo và Đạo Giáo nên nhiệm vụ này thuộc về Ngưu Đầu Mã Diện hoặc Hắc Bạch Nhị Vị Song Án.
Người sinh ra ngày càng nhiều, thiên tai, loạn lạc, con người giết hại lẫn nhau khiến cho số hồn ma bóng quỷ cũng nhiều đếm không xuể, một mình Mẫu không thể giải quyết, lũ quỷ lại không đủ thông minh để đảm nhiệm công việc thay bà nên bà chọn ra linh hồn của chín người đã tạo đủ phước đức lúc sinh thời và phong họ là Cửu Điện Diêm Vương, Địa Phủ từ đó mà chia ra chín cửa ngục để phán xét các âm hồn.
Bọn ma cũ sau khi chịu tội xong không còn nơi nào để đi bèn tiếp tục ở lại Địa Phủ, bọn chúng vẫn cay hận trong lòng vì lũ quỷ đã hành tội chúng, chúng hợp sức cùng bọn “tân ma” mà phá phách, làm loạn. Thánh Mẫu lại phiền lòng, đúng lúc này quỷ dẫn đến hai linh hồn. Một người nam thì kể ra cuộc đời của tất cả nhân sinh cho tới thượng cầm hạ thú như thể anh ta sống cuộc đời của tất cả chúng sinh vậy, còn người nữ thì không nhớ bất kỳ thứ gì kể cả mình là ai cũng chẳng nhớ. Biết ngay đây là người của nhà Trời phái xuống giúp việc, bà phong người nam làm Chuyển Luân Vương cai quản luân xa, ngự trên bánh xe luân hồi mà lo việc đầu thai chuyển thế cho âm hồn, hợp sức cùng chín vị Địa Vương kia trở thành Thập Điện Diêm Vương. Người nữ kia là thần Mạnh Bà nấu ra thứ cháo lú cho nguyên hồn ăn xong thì không thể nhớ việc tiền kiếp, đầu óc ngây thơ, sẵn sàng làm đứa trẻ sơ sinh mà sống cuộc đời mới. Kể từ đó sinh tử luân hồi bắt đầu.
Mẫu Địa có giáng trần không?
Trong vấn hầu ngày nay không có thỉnh Mẫu Địa, nên cũng không có chuyện Mẫu giáng phán truyền. Tuy trong các thần điện không có thờ tượng Mẫu nhưng trong tâm thức, trong nếp thờ tự đời truyền đời đều nhớ đến Mẫu Bà. Khi có việc cũng đều kêu cầu Mẫu Bà. Rồi khi ra đồng lúc nào cũng đều có riêng một mâm cơm để cúng Mẫu Địa. Ngày lễ của Mẫu Địa vào ngày 14 tháng 4 hằng năm.
Phía Nam, Mẫu Địa được hiển hóa trong một hóa thân khác và được thờ rất nhiều nơi với hình tượng Thánh Mẫu Bà Chúa.
Bản văn Mẫu Đệ Tứ Địa Phủ
Bóng gương loan mẫu đơn một đoá,
Gió lay mành hương xạ thoảng đưa .
Có chầu Nguyệt điện Tiên xưa .
Lánh miền cõi tục phận ưa nam thành .
Kiếp giáng sinh vào nhà Lê thị .
Cải họ Trần dấu khí Thiên hương .
Vốn sinh có vẻ phi phương ,
Giá danh đòi một hoa Vương khôn bì .
Ngụ thai quê Phủ Dày , Thiên bản .
Phủ Nghĩa hưng là quán Sơn nam .
Trẻ thơ chưa biết duyên phàm
Đeo kinh còn vết để làm dấu thiêng .
Tuổi tới niên cài trâm , giắt lược ,
Kết duyên lành quê phước một nơi .
Gối chăn vừa mới quen hơi
Ai ngờ dưới Nguyệt sảy nơi tơ hồng .
Đạo vợ chồng còn đang thương nhớ ,
Bỗng hoa hài lại giở gót Tiên ,
Giờ Dần mồng Ba tháng Thìn ,
Đôi mươi mốt tuổi rẽ duyên Trần phàm .
Ấy ai làm chăn thương gối thảm ,
Kiếp hay nguyền lãnh đạm về đâu ?
Lương quân dạ rối đòi nao ,
Xuân huyên nào biết thảm sầu mấy cơn .
Rầy Thánh đã cung Tiên Nguyệt quế ,
Dễ xui lòng Trần thế xót xa ,
Có phen Tiên lại nhớ nhà ,
Bỗng thời Tiên ở đường xa ngự về .
Thăm bản quê hương huyên đất nước ,
Cửa nhà chồng sau trước mọi nơi .
Thăm rồi Tiên lại ra chơi ,
Đồi Ngang – Phố Cát là nơi duyên lành .
Ca tính tình , tiếng tơ , tiếng trúc .
Thương một người bạc Phúc dân ngây ,
Cho nên Tiên mới thử tay .
Dễ đâu mà lánh , khôn thay mà phòng .
Sự mơ mòng thực hư nhường giới .
Lòng Trần gian mê muội biết đâu .
Tuy rằng hồn phách nhiệm màu ,
Khuôn thiêng tích để đã lâu đến rày .
Cũng nhiều ngày cưỡi mây nương gió . ”
Vào Nghệ an sẵn có nhân duyên .
Nước non khéo kết nên nguyền .
Chốn thanh cảnh lịch kết duyên cũng vừa .
Ấy duyên xưa hay là nợ mới .
Hội phi thường Thánh mới sinh con .
Tuổi vừa ba , bốn khôn ngoan ,
Hiềm đâu Thánh để lại con cho chồng .
Chữ Sắc – Không xem thường mới biết ,
Lấy của gì là kiếp là chăng ,
Tính thiêng không ngại gió trăng .
Ai ngờ phút hợp , phút tan nữa hoài .
Song vật nài làm chi cho khổ .
Đứng duyên lành sẵn có nhiều nơi .
Thăm rồi Tiên lại ra chơi ,
Cây cao bóng mát là nơi giữa đường .
Giếng âm – dương xưa nay trong sạch ,
Khi nắng mưa trợ khách đường xa .
Đồi Ngang – Phố cát vào ra .
Đôi khi giáp cõi Thanh – Hoa đất lành .
Chốn cảnh thanh Tiên thường ngự đấy ,
Khách vãng lai tự ấy mới hay .
Cho nên Tiên mới ra tay ,
Một ngày khôn vái hai ngày khôn van .
Khách thác oan phải nhiều phi mệnh .
Bèn sai ra đội mệnh nhà Vương .
Ngữ tình kíp giận khôn lường .
Sai binh mã tới Đồi Ngang tiễu trừ .
Súng phá luôn vang như sấm động ,
Dấu thiêng nào dám chống Quốc uy ,
Thánh bèn ngự thiện lánh đi .
Than rằng má phấn đâu bì trượng phu .
Sao không xét Âm – Dương nhị lý .
Lại ra điều lấy ý nạt nhau .
Lệnh Trời ai dám chi đâu ,
Còn ai ở Thế biết nhau sau này .
Chốn am mây từ ngày nguy biến .
Ai còn kẻ dâng tiến đèn hương .
Nền xưa hiu quạnh tuyết sương .
Trăng hoa giãi tỏ trăng vàng còn chen .
Các bạn Tiên về tâu Thượng Đế .
Có Tiên chầu Thánh mẫu ngự chơi .
Đồi Ngang – Phố Cát nghỉ ngơi ,
Lầm con mắt tục ra người bạo hung .
Đã phá tan nơi ăn chốn ở ,
Lại còn điều càn rỡ nhuốc nha ,
Ngọc Hoàng ngự chỉ phán ra ,
Đào , Lan , Quế , Huệ bách hoa mọi nàng ,
Xuống Đồi Ngang thăm chầu Tiên Thánh .
Xem Tiên chầu đức chính ra sao ?
Phán rằng phẩm trật Thiên Tào ,
Mà sao Trần thế hỗn hào tam phân .
Trách Thôn dân những người ở đấy ,
Sao con Trời dám lấy làm khinh .
Sơn xuyên đòi lại bách linh .
Gia uy sẽ thử anh linh bõ bèn .
Chớ sát hại nhân gian chi quá ,
Trời là Cha – Thiên hạ là con .
Ví dầu đua mạnh tranh khôn .
Thời nhân gian đó ai còn dám đương ?
Vua Ngọc Hoàng phán lời nhân thử ,
Các cung Tiên vâng cử ra đi .
Tới nơi hỏa tốc tinh phi .
Trước thời thăm Thánh , sau thời trách dân .
Đã yêu phần càng thêm yêu nghiệt .
Quở dân phàm sợ khiếp hơn xưa .
Dân mong lập Điện nên thờ .
Bách Quan đội lệnh sau xưa cho tường .
Chốn Đồi Ngang thờ chầu Tiên Thánh .
Tự hương tàn , khói lạnh nhường nay ,
Lấy làm khuất mắt khôn hay
Gia uy thời cũng nhiều người sợ kinh .
Tâu Thánh minh ngự qua nhời ấy ,
Lập Đền thờ tự đấy mới yên .
Người đâu quái dị nồng nàn ,
Xót thương dân tục lầm than phải tùy .
Sắc tức thì tặng phong Chế thắng .
Biển vàng treo ” Thượng Đẳng Tối Linh ”
Muôn dân từ đấy sợ kinh ,
Mới hay phép Thánh anh linh , nhiệm màu .
Khắp đâu đâu nức danh từ đấy ,
Ai kẻ còn dám lấy làm khinh ,
Dù lòng hiển Thánh anh linh .
Đến đâu thời đấy hãi kinh giờn giờn .
Cũng có cơn hiền lành vui vẻ .
Phấn điểm trang chải rẽ thanh tao .
Dù khi thất ý nơi nao ,
Dường con sư tử bào hao dậy giàng .
Thêm đôi bà chầu Quỳnh , chầu Quế .
Ấy là trong nghĩa đệ thân huân ,
Hôm mai chầu chực áo khăn .
Uy nhờ Tiên Thánh có phân nồng nàn .
Rầy Mẫu đã về ngàn nhân đức .
Quyền đôi bà xem xét trang nghiêm .
Có khi nương gió thác rèm ,
Ai nương bóng Thánh càng thêm não nùng .
Cũng có khi quyền chung tiệm nhớ .
Cũng có khi qua nhớ lại thôi ,
Thương khi duyên chắp phận xui ,
Ban tài , ban Lộc , ban Ngôi , ban Quyền .
Kẻ lỗi nguyên càng thêm bầm nhỡ .
Có lòng tin khấn khứa truyền tha .
Trọn bề bách nguyệt hồn hoa ,
Đã nên một cảnh yên hà có danh .
Xưa Thánh chốn yên lành cùng ngự ,
Cũng từng quen Tiên nữ năm , ba
Rẩy chân xuống sợ Sa bà .
Khuôn phù Ngọc ân , quản ba giới Thần .
Gia uy linh cứu nhân , độ Thế .
Trẻ cùng già ai nấy đội ơn .
Ban Tài , ban Phúc , ban Nhân ,
Phù hộ đệ tử thiên xuân thọ trường .